Lactose là gì ? Tiêu chảy khi sử dụng Whey Mass ?
Nếu bạn gặp tình trạng đau bụng, đi ngoài khi dùng sữa tươi hoặc sản phẩm từ sữa tươi thì rất có thể bạn đang dị ứng Lactose. Vậy Lactose là gì? Cách khắc phục tình trạng dị ứng Lactose ra sao? Hãy cùng WheyShop tham khảo chi tiết qua bài viết ngay sau đây nhé!
» Mời bạn tham khảo Whey Protein tăng cơ giảm mỡ đang khuyến mãi tại : https://wheyshop.vn/category/whey-protein-html
1. Lactose là gì ?
Lactose là gì? Lactose là dạng đường chủ yếu có trong sữa động vật và các sản phẩm từ sữa. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phần mềm, tạo sự vượt trội của các Bifidus và Lactobacillus là những vi khuẩn có lợi, giúp phát triển hệ miễn dịch và tiêu hóa trong cơ thể trẻ.
Lactose khi vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và galactose nhờ vào một loại men có tên là lactase (tên khoa học là Beta-D-galactosidase hay Lactase-phlorizin hydrolase), men này do các vi nhung mao của ruột tiết ra. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể sẽ không dung nạp được lactose (gọi là bất dung nạp đường lactose).
2. Không dung nạp đường sữa Lactose là gì?
Không dung nạp lactose là tình trạng không có khả năng tiêu hóa và hấp thu đường lactose, đường lactose dư thừa được chuyển thành axit lactic nên khi ăn sữa có đường gây ra các triệu chứng như sau: trướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy. Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng thường tùy thuộc vào lượng lactose ăn vào nhiều hay ít…
2.1 Thiếu hụt enzyme
Không dung nạp Lactose xảy ra khi ruột non của người bệnh không sản xuất đủ enzyme (lactase) để tiêu hóa lactose (đường trong sữa). Thông thường, lactase biến lactose thành hai loại đường đơn giản gồm glucose và galactose, hai loại đường này sẽ được hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột.
Nếu thiếu lactase, lactose có trong thức ăn sẽ di chuyển vào đại tràng thay vì được chuyển hóa và hấp thu. Trong đại tràng, vi khuẩn tại đây sẽ tương tác với lactose không tiêu hóa, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lactose.
» Xem thêm : Top 10 Vitamin cần thiết nhất cho người tập gym, thể hình
2.2 Do bệnh đường ruột
Nhiều bệnh liên quan đến đường ruột đã làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ. Chúng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chức năng của các bộ phận như ruột non, của dạ dày, gan, mật… làm giảm hoặc mất khả năng sản xuất enzyme.
Hậu quả của rối loạn hấp thụ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến kém hoặc không hấp thụ lactose, nước, điện giải, các chất dinh dưỡng, các muối mật, sinh tố, các yếu tố vi lượng…
2.3 Do bẩm sinh
Mặc dù hiếm gặp nhưng một số trẻ sơ sinh được sinh ra với sự thiếu hụt hoàn toàn của hoạt động lactase gây nên chứng bất dung nạp lactose bẩm sinh.
Dị ứng lactose truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo mô hình di truyền dạng lặn của nhiễm sắc thể thường (tiếng anh: autosomal recessive). Nghĩa là cả cha và mẹ phải truyền cùng một biến thể gen cho đứa trẻ bị ảnh hưởng. Trẻ sinh non có nguy cơ bất dung nạp lactose nhiều hơn người bình thường do không đủ lactase.
» Xem thêm : EAAs là gì ? Đánh giá EAAs hỗ trợ phục hồi cơ bắp, tăng tổng hợp protein
3. Triệu chứng nhận biết dị ứng Lactose
Triệu chứng và dấu hiệu không dung nạp lactose xuất hiện từ 30 phút đến vài giờ sau khi ăn hay uống thức ăn có chứa lactose như chế phẩm làm từ sữa bò, sữa tươi,… các dấu hiệu dị ứng lactose phổ biến bao gồm:
- Đau bụng do quá trình lên men bởi các vi khuẩn tự nhiên ở ruột kết, làm giải phóng các axit béo mạch ngắn, hydro,… Sự gia tăng của axit và khí dẫn đến đau dạ dày, chuột rút, cơn đau thường nằm quanh rốn, nửa dưới của bụng.
- Đầy hơi xuất hiện là do sự gia tăng của nước và khí trong đại tràng, làm thành ruột giãn ra.
- Đầy hơi, đau, căng thẳng dẫn đến buồn nôn hoặc nôn mửa. Điều này hiếm gặp nhưng đã nhận thấy ở một số trường hợp.
- Tiêu chảy hoặc tăng tần số, khối lượng phân do sự lên men lactose không được tiêu hóa ở đại tràng. Quá trình này tạo ra các axit béo mạch ngắn, làm tăng nước trong ruột.
- Táo bón là triệu chứng khi dị ứng lactose. Nguyên nhân là do sự gia tăng sản xuất metan trong đại tràng làm chậm thời gian vận chuyển ở ruột. Tuy nhiên, mặc dù đã được báo cáo là triệu chứng những tác động của metan gây táo bón chỉ được nghiên cứu ở người có sự phát triển quá mức của vi khuẩn, hội chứng ruột kích thích – các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng lactose.
- Một số triệu chứng khác như nhức đầu, mệt mỏi, mất tập trung, loét miệng, đau cơ, khớp, vấn đề về tiểu, eczema,…đã được tìm thấy trong một số trường hợp.
» Xem thêm : BCAA là gì ? BCAA có vai trò gì với người tập gym thể hình
4. Cách nhận biết cơ thể dị ứng Lactose
Muốn kiểm tra bạn không dung nạp đường sữa. Các xét nghiệm xác nhận đo hoạt động của enzyme trong cơ thể. Những xét nghiệm này bao gồm:
4.1 Kiểm tra máu
Xét nghiệm không dung nạp đường sữa khi xét nghiệm máu sẽ đo lường phản ứng của cơ thể bạn với chất lỏng có chứa nồng độ đường sữa cao. Qua xét nghiệm sẽ xác nhận mẫn cảm đặc hiệu với sữa bò hay không.
4.2 Kiểm tra hơi thở Hydrogen
Một bài kiểm tra hơi thở hydro đo lượng hydro trong hơi thở của bạn sau khi uống một lượng lớn đường sữa.
Nếu cơ thể bạn không thể tiêu hóa được đường sữa, vi khuẩn trong ruột của bạn sẽ phá vỡ nó. Quá trình vi khuẩn phân hủy đường như đường sữa được gọi là quá trình lên men. Lên men giải phóng hydro và các loại khí khác. Những khí này được hấp thụ và cuối cùng thở ra. Nếu bạn không tiêu hóa hoàn toàn đường sữa, xét nghiệm hơi thở hydro sẽ cho thấy lượng hydro cao hơn bình thường trong hơi thở của bạn.
» Xem thêm : Top 15 sữa tăng cân Mass Gainer cho người gầy hiệu quả nhất
5. Cách chữa trị dị ứng Lactose
5.1 Bổ sung enzyme Lactase
Chất lượng và số lượng vi khuẩn đường ruột của bạn có thể đóng một vai trò quan trọng trong khả năng tiêu hóa các sản phẩm từ sữa. Bằng cách bổ sung một số loại chế phẩm sinh học, kích thích tạo enzyme Lactase như (sữa men tiêu hóa) và tiêu thụ sữa chua, dấm táo hoặc các thực phẩm lên men lành mạnh cho sức khỏe một cách thường xuyên, bạn có thể cải thiện nếu không muốn nói là loại bỏ nhiều triệu chứng không dung nạp lactose.
Để đánh giá mức độ của bạn không dung nạp, tránh tiêu thụ bất kỳ sp chứa lactose trong 3-4 tuần để loại bỏ nó khỏi hệ thống của bạn. Sau đó, bắt đầu thêm lại một lượng nhỏ sữa hoặc pho mát trong chế độ ăn uống của bạn và theo dõi các triệu chứng của bạn một cách cẩn thận để xác định số lượng lactose mà bạn có thể xử lý mà không có bất kỳ vấn đề về tiêu hóa.
5.2 Cải thiện bổ sung Prebiotics
Cơ thể bạn có thể chịu đc 12g lactose trong 1 lần ăn uống – vì vậy, khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa, chọn phần ăn nhỏ lên đến 4 ounces hoặc 1/2 chén tại một thời điểm. Nó sẽ giảm khả năng gây ra các vấn đề tiêu hóa.Uống sữa với c��c thực phẩm khác cũng có thể làm giảm bớt các vấn đề bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa.
Ăn nhiều sản phẩm sữa chua probiotic bằng vi khuẩn sống. Các vi khuẩn hoạt động trực tiếp sẽ giúp phá vỡ lactose và giảm khó chịu đường tiêu hóa
» Xem thêm : Creatine là gì ? Creatine tăng sức mạnh, cơ bắp có tốt không ?
5.3 Tập làm quen thích nghi
Hiện tại không có cách tăng cường sản xuất lactase trong cơ thể nhưng nếu bạn sử dụng sản phẩm chứa Lactose với liều lượng thấp, cơ thể hoàn toàn có khả năng thích nghi và tự sản sinh Lactase từ bên trong, thay đổi chế độ dinh dưỡng và thích nghi dần dần với những tip sau :
- Tránh ăn nhiều sữa hay sử dụng các sản phẩm từ sữa, đặc biệt sữa bò.
- Áp dụng Probiotics chứa nhiều trong yogurt là một sinh vật sống trong ruột giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng thường được sử dụng để cải thiện tình trạng tiêu hóa chẳng hạn như tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.
- Tập trung các thực phẩm có khả năng cung cấp canxi như nước ép trái cây, rau xanh, bánh mì, hải sản,… để thay thế cho nguồn canxi có trong sữa.
- Uống nhiều nước và bổ sung nhiều rau xanh để duy trì hoạt động của đường ruột.
- Có thể dùng đồng thời sữa và các thực phẩm khác để làm chậm quá trình tiêu hóa.
- Bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách dùng trứng, sữa chua, gan và tắm nắng từ 6 – 8 giờ sáng.
- Tăng cường miễn dịch và hoạt động tiêu hóa bằng cách sinh hoạt và luyện tập đều đặn.
5.4 Lối sống không đường sữa Lactose
Để giảm các tình trạng dị ứng, cách đơn giản nhất là tránh dùng các sản phẩm chứa lactose. Tuy nhiên đối với những người cần uống nhiều sữa để cung cấp đầy đủ chất và canxi như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, phụ nữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao, thì giảm bớt sử dụng thức ăn và nước uống có chứa lactose (hàm lượng trong thành phần thức ăn/nước uống có ghi rõ trên hộp).
Ngưng uống sữa một thời gian. Khi uống sữa trở lại, nên uống ít một để cơ thể thích nghi dần với sữa. Có thể uống sữa sau khi ăn sáng hoặc vừa uống vừa ăn, không nên uống sữa khi dạ dày còn đang trống rỗng. Nên sử dụng các sản phẩm từ sữa như: pho mát, váng sữa, sữa đậu nành hoặc sữa đã được thủy phân một phần thành polypeptides hoặc thủy phân hoàn toàn thành acid amin để cơ thể thích nghi dần. Có thể bổ sung men lactase (ở trẻ nhỏ cho dưới dạng thuốc giọt (cho trực tiếp vào sữa), ở trẻ lớn cho dưới dạng viên nhai theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Một lựa chọn bổ sung protein thay thế cho chế phẩm từ sữa đó chính là Whey Protein Isolate & Hydrolyzed, với công nghệ sản xuất tinh khiết giữ lại protein giá trị sinh học cao, loại bỏ hoàn toàn Lactose khỏi sản phẩm sẽ là lựa chọn phù hợp cho người dị ứng lactose.
- Xem ngay các sản phẩm Whey Protein đang có nhiều ưu đãi, khuyến mãi giảm giá tại đây: https://wheyshop.vn/category/whey-protein-html
5.5 Thực phẩm nhiều Lactose
Nhiều loại thực phẩm mà những người không thể hấp thụ đường lactose có thể dụng trong chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm:
- Trái cây: táo, cam, quả mọng, đào, mận, nho, dứa, xoài
- Rau: hành tây, tỏi, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, rau xà lách arugula, rau xanh collard, bí ngòi, cà rốt
- Thịt: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt bê
- Gia cầm: gà, gà tây, ngỗng, vịt
- Hải sản: cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá cơm, tôm hùm, cá mòi, nghêu
- Trứng: lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng
- Thực phẩm đậu nành: đậu phụ, tương nén, đậu nành lên men natto, đậu tương miso
- Các loại đậu: đậu đen, đậu thận, đậu lăng, đậu cúc, đậu xanh
- Ngũ cốc nguyên hạt: lúa mạch, kiều mạch, hạt diêm mạch, couscous, lúa mì, yến mạch
- Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó, quả hồ trăn, hạt điều, quả hạch Brazil, quả phỉ
- Hạt: hạt chia, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt bí ngô
- Các lựa chọn thay thế sữa: sữa không đường, sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa dừa, sữa hạt điều, sữa hạt gai dầu
- Sữa chua không đường Lactose: sữa chua dừa, sữa chua hạnh nhân, sữa chua đậu nành, sữa chua hạt điều
- Chất béo lành mạnh: bơ, dầu ô liu, dầu mè, dầu dừa
- Các loại thảo mộc và gia vị: nghệ, lá oregano, hương thảo, húng quế, thì là, bạc hà
» Xem thêm : Tìm hiểu khái niệm Macro tăng cân giảm cân hiệu quả
5.6 Tiêu chảy khi sử dụng Whey Mass và cách khắc phục
Tiêu chảy đi ngoài khi sử dụng sản phẩm Whey Mass thông thường đều do tình trạng dị ứng Lactose gây nên, điều dễ gặp phải ở 75% dân số trên thế giới. Để khắc phục tình trạng đi ngoài, tiêu chảy khi sử dụng sản phẩm Whey Mass bạn cần lưu ý :
- Lựa chọn sản phẩm Whey Mass không chứa thành phần Lactose : Đối với Whey Protein thì lựa chọn Whey Protein không có chứa thành phần Whey Concentrate ở trong sản phẩm đồng nghĩa với việc sẽ không chứa lactose. Đối với Sữa tăng cân Mass Gainer thì thông thường đều chứa Lactose, bạn có thể tham khảo sản phẩm có chứa enzyme tiêu hóa Lactase sẽ giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy, an tâm khi sử dụng.
- Giảm liều lượng sử dụng tăng dần cho cơ thể quen và thích nghi
- Bổ sung sữa chua, dấm táo trong chế độ dinh dưỡng
- Hạn chế sử dụng khi bụng đói.
Qua bài viết này, mong rằng WheyShop đã cung cấp thêm thông tin cho các bạn về Lactose là gì và triệu chứng dị ứng bất dung nạp lactose, từ đó có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp với bản thân, cải thiện sức khỏe. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi !